Hiểu đơn giản là chức năng cho phép người dùng có thể đăng nhập (login), đăng ký (register), phục hồi mật khẩu (reset password)...
Các bước cài đặt
- Cài đặt framework
- Tạo view tương ứng các chức năng auth
- Tạo CSS cho các view tương ứng
- Tạo database lưu trữ thông tin users
- Cài đặt framework
Đảm bảo đã cài đặt PHP bản mới nhất, nếu phiên bản PHP thấp hơn bản mới nhất thì có thể sẽ ảnh hưởng đến phiên bản laravel khi thực hiện lệnh tạo project.
Đảm bảo đã cài đặt composer vì chúng ta dùng lệnh composer để cài. Nếu chưa cài làm theo hướng dẫn cài đặt ở đây: Install composer
Mở Terminal và gõ lệnh sau:
Cài đặt xong framework laravel sẽ ở phiên bản mới nhất. Nếu PHP ở phiên bản 7.2.x chẳng hạn thì rất có thể project laravel bạn tạo sẽ là phiên bản 5.x.xCode: Select all
composer create-project --prefer-dist laravel/laravel newblog #Chú ý: trong câu lệnh trên, newblog là tên project bạn sẽ sửa theo tên project của bạn muốn tạo
- Tạo view tương ứng các chức năng auth
Ở bản 6.x laravel đã có sẵn các controller cũng như model sẵn, nhưng chưa có view, ta thực hiện cài thư viện cho nó lần lượt bằng 2 lệnh sau:
Đến đây bạn có thể chạy web lên được rồi nhưng giao diện chưa có css nên khá lởm, vì thế cần css cho các view, ta qua bước tiếp theo.Code: Select all
composer require laravel/ui --dev #lệnh này để cài đặt thư viện UI cho project php artisan ui vue --auth #lệnh này để tạo view mặc định của laravel
- Tạo CSS cho các view tương ứng
Để tạo ra css đã được code bằng scss sẵn trong thư mục resources thì ta chạy lần lượt 2 lệnh sau:
Code: Select all
npm install #hãy chú ý: chạy được lệnh này khi trong máy bạn đã cài nodejs, nếu chưa cài thì vào nodejs.org xem hướng dẫn cài đặt. npm run dev #lệnh này để tạo file css cho các view tương ứng, đặt trong thư mục public được gen từ file các cscc đã có trong thư mục resources
- Tạo database lưu trữ thông tin users
Việc quan trọng là phải có bảng users để lưu thông tin người dùng, do đó cần tạo database cho project của bạn:
1. trước hết cần tạo DB: ví dụ ở đây dùng mysql - vào phpmyadmin để tạo 1 db của project - và nắm được các db_name, user_name, db_pwd.
2. update file .env trong project: tìm tương ứng và update phù hợp DB info của bạn ở các biến DB_DATABASE, DB_USERNAME, DB_PASSWORD.
Cuối cùng chạy lệnh sau để render table user cho các chức năng liên quan authentication.Code: Select all
DB_CONNECTION=mysql DB_HOST=127.0.0.1 DB_PORT=3306 DB_DATABASE=db_name DB_USERNAME=user_name DB_PASSWORD=db_pwd
Như vậy ta đã hoàn tất việc cài đặt chức năng auth cơ bản mà laravel đã cung cấp cho developer rồi, quá tiện lợi phải khôngCode: Select all
php artisan migrate
Truy cập vào đường link localhost/newblog/public tương ứng của bạn để xem kết quả và khám phá được rồi đấy.
Đến đây bạn có thể khám phá tiếp tục các chức năng authentication rồi đó. Bạn có thể tham khảo trên trang chủ của larvel.com:
Cài đặt: https://laravel.com/docs/6.x#installation
Tạo chức năng auth: https://laravel.com/docs/6.x/authentication
Biên dịch css, js, xử dụng vue, react...: https://laravel.com/docs/6.x/mix
Để chạy được trang web mà không phải gõ vào url /public, khi bạn đưa web lên internet, ví dụ bạn muốn chạy với url là: share1s.net thay vì share1s.net/public thì phải làm thế nào? Xử lý bằng cách sau - tham khảo https://stackoverflow.com/questions/283 ... c-from-url
- copy file .htaccess trong thư mục public vào thư mục root.
- update nội dung file .htaccess ở root như sau:
Code: Select all
<IfModule mod_rewrite.c> <IfModule mod_negotiation.c> Options -MultiViews -Indexes </IfModule> RewriteEngine On RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} -d [OR] RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} -f RewriteRule ^ ^$1 [N] RewriteCond %{REQUEST_URI} (\.\w+$) [NC] RewriteRule ^(.*)$ public/$1 RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f RewriteRule ^ server.php </IfModule>